Ảnh hưởng Vụ Trần Trường

Luật sư Trần Thái Văn làm trung gian giữa người biểu tình và giới chức, sau này thắng cử làm nghị viên hội đồng thành phố Garden Grove và dân biểu tiểu bangNguyễn Quốc Bảo là sinh viên lúc cuộc biểu tình diễn ra; năm 2014 anh trở thành thị trưởng thành phố Garden Grove

Cuộc biểu tình đã làm nhiều người Mỹ gốc Việt thấy rõ họ cần một tiếng nói trong chính quyền địa phương.[7][40] Cựu chánh án Tòa án Cấp cao Quận Cam Nguyễn Trọng Nho nhận xét: "[Vụ Trần Trường] đã biến đổi Little Saigon từ một cộng đồng trước kia ngái ngủ chỉ quan tâm đến các thành tựu vật chất thành một cộng đồng hoạt động chính trị tích cực."[7] Một số luật sư trong cộng đồng, như Trần Thái Văn, đã đóng vai trò trung gian giữa những người biểu tình và chính quyền thành phố trong cuộc biểu tình, giải thích quan điểm và các yêu sách của những người biểu tình.[7] Với kinh nghiệm này, nhiều người Việt trong thế hệ mới bắt đầu tham gia chính trường. Trong những năm sau đó, đã có một làn sóng của người Mỹ gốc Việt tranh cử và thắng cử nhiều chức vụ trong quận Cam, trong đó có Dân biểu tiểu bang California Trần Thái Văn, Thượng nghị sĩ tiểu bang California Janet Nguyễn, Thị trưởng Garden Grove Nguyễn Quốc Bảo và Thị trưởng Westminster Tạ Đức Trí.[7] Đến năm 2015, đã có 11 người Mỹ gốc Việt trở thành nghị viên thành phố, hai giám sát viên của quận, một dân biểu tiểu bang và một thượng nghị sĩ tiểu bang.[7]

Cuộc biểu tình đã lan rộng đến các cộng đồng người Việt khác tại Hoa Kỳ, kể cả San Jose, CaliforniaHouston, Texas.[31] Hành động của ông Trường được xem là đã khích động cộng đồng vốn có nhiều chia rẽ được đoàn kết lại để chống một mối đe dọa chung.[6][31] Cuộc biểu tình không những có sự tham gia của những người chống cộng mãnh liệt mà còn có những người biểu tình lần đầu, những người trung dung ủng hộ làm ăn với chính quyền Việt Nam và giới trẻ.[31]

Theo phân tích của học giả Phuong Nguyen, báo chí luồng chính, vì không có góc nhìn xuyên dân tộc, đã đưa ra cảm tưởng rằng những người biểu tình không biết gì về các phong tục và luật lệ Mỹ, và sau nhiều năm sinh sống ở Mỹ vẫn chưa chịu đồng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, họ biết rõ rằng chỉ có ở Mỹ thì họ mới có thể được thể hiện bất đồng chính kiến đối với quyền Việt Nam và tiếng nói của họ được đưa đi khắp thế giới. Khi nhìn qua góc nhìn xuyên dân tộc (transnational lens), những người tị nạn không phải là không chịu trở thành người Mỹ, nhưng thật ra đã tận dụng tối đa địa vị công dân Mỹ của mình.[12]

Bộ phim tài liệu Saigon, USA sản xuất năm 2003 đã phỏng vấn nhiều người trong cuộc và cho thấy giới trẻ người Mỹ gốc Việt có một cái nhìn khác với cha ông.[50] Phim phỏng vấn các nhân vật trong cuộc để trả lời câu hỏi tại sao họ có phản ứng mạnh như vậy. Bộ phim nêu ra các quan điểm khác biệt giữa hai thế hệ trong cộng đồng qua các phản ứng của họ, đồng thời miêu tả lịch sử cộng đồng người Mỹ gốc Việt từ năm 1975.[51][52][53] Trong đó, sinh viên Nguyễn Quốc Bảo ủng hộ quyền tự do của ông Trần Trường; anh nói "cha mẹ tôi cho rằng chúng tôi có quá nhiều tự do ở đất nước này. Tôi không nghĩ rằng chúng ta có đủ" và "tôi nghĩ rằng thế hệ trước cảm thấy thế hệ sau đang mất gốc, bị tách rời khỏi di sản văn hóa và trở thành người Mỹ một cách xấu xa." Năm 2000, Bảo dẫn đầu một cuộc biểu tình phản đối việc cuộc vận động tổng thống của Thượng nghị sĩ John McCain sử dụng từ ngữ miệt thị đối với người Việt – một hành động nhận nhiều chỉ trích từ những người lớn tuổi trong cộng đồng.[50] Năm 2014, anh trở thành thị trưởng gốc Việt đầu tiên của thành phố Garden Grove.[54]

Mặc dù có quan điểm khác biệt với thế hệ trước, thế hệ sau của người Mỹ gốc Việt cũng dần dần tham gia vào cuộc biểu tình.[24] Họ tuy trước đó chỉ quan tâm tới công việc học tập và lối sống Mỹ, đã bắt đầu để ý đến sinh hoạt cộng đồng.[6][24] Tuy cuộc biểu tình phần lớn được thế hệ trước lãnh đạo – những người đã trải nghiệm chiến tranh và chế độ cộng sản – khi thế hệ sau bắt đầu nhập cuộc, mục tiêu của cuộc biểu tình bắt đầu hướng đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, không còn chỉ về các hình ảnh tại cửa tiệm.[24] Đồng thời, một thế hệ ở giữa, sinh ra tại Việt Nam nhưng lớn lên và được nuôi dưỡng trên đất Mỹ, trở thành một cầu nối giữa những người biểu tình và cảnh sát. Ông Trần Thái Văn nhận xét "họ đã hòa nhập hoàn toàn vào luồng chính, nhưng không bao giờ quên đi gốc rễ của họ cũng như lý do tại sao họ đang ở đất nước này."[24]

Bài hát "Lửa Bolsa" của nhạc sĩ Nhật Ngân lấy cảm hứng từ cuộc biểu tình này.[55][56]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ Trần Trường http://cothommagazine.com/index.php?option=com_con... http://saigontimesusa.com/bai/sinhhoat/1669a.shtml http://content.time.com/time/world/article/0,8599,... http://digitallibrary.usc.edu/cdm/ref/collection/p... http://home.earthlink.net/~saigonusa/thefilm.htm http://content.cdlib.org/view?docId=hb28700442;NAA... http://www.oac.cdlib.org/findaid/ark:/13030/kt8580... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/285059.stm http://www.phuthodfa.gov.vn/kieu-bao/1005/-qua-bom...